Chống Sét Lan Truyền DC AC – Thiết Bị Không Thể Thiếu Cho Điện Mặt Trời

1. Tìm hiểu về sét lan truyền 

1.1. sét lan truyền là gì?

Sét lan truyền là một hiện tượng tự nhiên do sét đánh xuống một vị trí nào và lan truyền ra khắp nơi gần vị trí đánh làm hưởng đến các thiết bị điện tử cũng như tính mạng của chúng ta.

Tìm hiều về sét lan truyền

Và hiện tượng sét lan truyền đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Nhà hoặc nhà máy nằm gần vị trí bị sét đánh.
  • Hệ thống điện mặt trời không có cột thu sét
  • Xung điện áp đột biến được sinh ra bên trong chính các thiết bị, do bật tắt các tải điện như đèn, hệ thống nhiệt, motor, máy in laser, máy photocopy…
  • Đường dây dẫn điện trong khu vực bị hỏng.

1.2. Ảnh hưởng của sét lan truyền đến hệ thống điện mặt trời

  • Gây thiệt hại đến các thiết bị điện dẫn đến các chi phí thay thế sửa chữa thiết bị; chi phí phục hồi dữ liệu…
  • Cháy hệ thống điện, tủ điện và thiết bị inverter và có thể cháy đường dây dẫn đến cháy nhà xưởng
  • Gián đoạn sản xuất trong các nhà máy: thời gian vô công do ngưng vận hành, cơ hội thương mại mất đi, tổn thất do sự không hài lòng của khách hàng…

1.3. Cách phòng tránh sét lan truyền

Ngoài việc ngăn chặn sét trực tiếp bằng các thiết bị như cột thu lôi và hệ thống nối đất, chúng ta cũng phải cùng lúc ngăn chặn sét lan truyền bằng các thiết bị cắt sét sơ cấp, cắt sét thứ cấp và chống sét cho các thiết bị đầu cuối.

Thiết bị chống sét lan truyền (SPD) được chia làm 3 loại (Type) dựa theo tiêu chuẩn IEC 61643-11 và EN 61643-11 theo 3 mức độ thử nghiệm khác nhau (Class):

  • Type 1 SPD: Được đặc trưng bởi dòng điện dạng sóng 10/350 µs.

Còn gọi là thiết bị cắt sét sơ cấp: lắp đặt ở vị trí có nguy cơ bị sét đánh trực tiếp cao, đặc biệt là khi tòa nhà được trang bị các đầu cột thu lôi.

Nó có thể xả dòng ngược do dòng sét lan truyền dội ngược từ dây dẫn đất đến dây dẫn của hệ thống lưới điện.

  • Type 2 SPDĐược đặc trưng bởi dòng điện sóng 8/20 µs.

Còn gọi là thiết bị cắt sét thứ cấp: lắp đặt tại ngõ vào của hệ thống điện, trong tủ phân phối chính hoặc gần các thiết bị nhạy cảm mà công trình không trang bị kim thu sét.

Là hệ thống bảo vệ chính cho tất cả các thiết bị điện hạ thế, ngăn ngừa sự lan truyền quá áp trong hệ thống điện và bảo vệ các tải.

  • Type 3 SPD: Đặc trưng bởi sự kết hợp của sóng điện áp 1.2/50 µs và sóng điện dòng 8/20 µs.

Còn gọi là bô chống sét cho các thiết bị đầu cuối: lắp đặt bảo vệ các thiết bị điện tử như camera, tivi, điện thoại…

Những SPD này có dung lượng xả thấp. Do đó, chúng buộc phải lắp bổ sung cho Type 2 SPD và lắp gần các tải nhạy cảm.

2.Thiết bị chống sét lan truyền là gì?

Thiết bị chống sét lan truyền là thiết bị nhằm hạn chế sự quá áp đột biến lan truyền trên đường dây bằng cách chuyển hướng dòng điện nguy hiểm này xuống đất và triệt tiêu chúng. Từ đó giúp bảo vệ hệ thống hoạt động lâu dài.

Chống sét lan truyền một chiều DC 500V CHANAN – H1

3.Đặc điểm chung của thiết bị chống sét lan truyền (SPD)

Một thiết bị chống sét lan truyền (SPD) sẽ có các đặc điểm chung sau:

  • Uc: điện áp hoạt động liên tục tối đa.

Đây là điện áp AC hoặc DC mà SPD có thể hoạt động      

  • Up: cấp độ bảo vệ điện áp tại dòng In

Đây là điện áp tối đa trên các đầu cuối của SPD khi nó hoạt động. Trong trường hợp sét đánh, điện áp tại đầu cuối của SPD vẫn thường thấp hơn Up. 

  • In: dòng điện xả hay còn gọi là dòng phát thải.

Đây là giá trị cực đại của sóng dòng 8/20 µs mà SPD có khả năng xả tối thiểu 19 lần.

Mỗi loại SPD sẽ có những đặc điểm cần lưu ý thêm:

  • Type 1 SPD cần kiểm tra thêm Iimp (dòng điện xung). Đây là giá trị cực đại của sóng dòng 10/350 µs mà SPD có khả năng xả tối thiểu 1 lần.
  • Type 2 SPD cần kiểm tra thêm Imax (dòng điện xả tối đa). Đây là giá trị cực đại của sóng dòng 8/20 µs mà SPD có khả năng xả chỉ 1 lần.
  • Type 3 SPD cần kiểm tra thêm Uoc (Điện áp mạch mở được áp dụng trong các thử nghiệm Class III (Type 3).

Chống sét lan truyền một chiều DC 500V CHANAN – H2

4. Lắp đặt chống sét lan truyền cho hệ thống năng lượng mặt trời

Hệ thống năng lượng mặt trời là hệ thống chuyển đổi dòng điện một chiều DC (thu từ tấm pin năng lượng) thành dòng điện xoay chiều AC và đưa vào sử dụng.

Vì vậy khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời cần thiết bị bảo vệ chống sét một chiều DC và chống sét xoay chiều AC cho hệ thống cũng như cho inverter để tránh nhiều trường hợp đáng tiếc xảy cho hệ thống của chúng ta.

5. Thiết bị chống sét lan truyền (SPD) hãng CHANAN

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các hãng sản xuất thiết bị chống sét lan truyền (SPD) với nhiều loại theo tiêu chuẩn quốc tế, dưới đây là hãng Chanan với trên 35 năm kinh nghiệm phục vụ trong ngành thiết bị điện.

Chống sét lan truyền xoay chiều 4P AC 380V CHANAN – H1

Đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời thì thiết bị chống loại cấp type 2 dòng điện sóng 8/20 µs là phù hợp nhất. Hãng CHANAN với điểm mạnh là cấp thiết bị chống sét cho ngành công nghiệp cũng như ngành năng lượng đã mang đến sự an toàn cho tất cả hệ thống đã lắp đặt.

Chống sét lan truyền xoay chiều 4P AC 380V CHANAN – H2

Quý khách hàng quan tâm tới thiết bị điện năng lượng mặt trời xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP D&H
Địa chỉ: 84/87 Bùi Quang Là, Phường 12,Quận Gò Vấp, TP.HCM
TEL: 028.2200.6685 – HOTLINE: 093.856.0148 – 0967.517.968
Xin cảm ơn !

Cam Kết Chính Hãng

Đảm bảo chất lượng 100% hàng nhập khẩu chính hãng.

Kinh Nghiệm

Đội ngũ có kinh nghiệm nhiều năm trong nghành.

Uy Tín

Luôn được quý khách hàng tin tưởng, yêu mến và ủng hộ.
error: Content is protected !!